UA-225334436-1

Lựa chọn thế nào trước những phương pháp giáo dục sớm cho con?

Ngày đăng: 23/08/2021 - 05:36 PM

Lựa chọn thế nào trước những phương pháp giáo dục sớm cho con?

Giáo dục có nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, việc cho trẻ tiếp xúc với giáo dục ngay từ nhỏ thật sự rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ở các độ tuổi, trẻ sẽ có sự phát triển và những đặc điểm cơ thể, trí não cũng như tâm lý khác nhau đó cũng chính là những điểm nổi bật riêng biệt ở từng độ tuổi của trẻ, vì thế cần lựa chọn cho trẻ môi trường cũng như mô hình giáo dục phù hợp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm cho bé đã và đang áp dụng mang lại những lợi ích riêng, đặc trưng và tất cả các phương pháp giáo dục sớm đều góp phần hỗ trợ các bé phát triển tốt nhất.

Lý do cho trẻ tiếp xúc giáo dục sớm?

Vì vậy, để giúp ba mẹ tìm hiểu xem phương pháp nào phù hợp nhất đối với bé nhà mình, chúng tôi sẽ đưa ra những cái nhìn tổng quát về 05 phương pháp giáo dục sớm đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Ba mẹ cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1/ Phương pháp giáo dục sớm Montessori - Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt

Phương pháp Montessori được xây dựng và phát triển bởi tiến sĩ người Ý Maria Montessori trong những năm đầu thập niên 1900. Với phương pháp này, giáo viên sẽ là người hỗ trợ cho các bé và bé được khuyến khích học theo khả năng riêng của mình. Phương pháp này chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và chuẩn bị môi trường để trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri cho phép tôn trọng tính riêng biệt, phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi trẻ. Đối với Montessori thì mỗi đứa trẻ là “một nhà thám hiểm cảm quan”.

Nhìn chung, đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ, giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn. Các lớp học của phương pháp Montessori không sắp xếp theo độ tuổi mà thay vào đó là học theo khả năng và độ thích ứng của các bé. Ví dụ như bé 5 tuổi có thể học cùng bé 3 tuổi, bé lớn sẽ đóng vai trò “làm mẫu” cho bé nhỏ hơn học theo. Sự sắp xếp như vậy sẽ đóng vai trò giúp các bé học nhau nhanh chóng hơn, phát triển thông minh hơn. 

Thông thường khi bố mẹ lựa chọn phương pháp Montessori, họ sẽ hướng con của họ phát triển tốt kỹ năng lãnh đạo và khả năng độc lập. Vì thế cả nhà cần cân nhắc kỹ lưỡng để giáo dục bé cho phù hợp.

Tiến sĩ người Ý Maria Montessori (Nguồn ảnh: Wikipedia)

2/ Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman - Kích thích trí thông minh tối ưu cho trẻ

Là một phương pháp giáo dục sớm phổ biến trên thế giới kích thích trí thông minh của trẻ qua Flash Card hay Dot Card. Phương pháp này không dạy cho trẻ cách biết đọc hay biết viết mà nhằm kích thích sự thông minh trong bộ não của trẻ. 

Phương pháp này sử dụng các hình ảnh học liệu Flash card và Dot Card như một trò chơi cho trẻ. Các loại thẻ này được áp dụng chung cho trẻ ở lứa tuổi từ 3 tháng – 6 tuổi. Phụ huynh hoặc giáo viên sẽ chuẩn bị thẻ tương ứng với 1 từ hoặc 1 số. Sau đó, lặp lại việc giới thiệu thẻ từ và thẻ số với trẻ nhiều lần trong một ngày và nhiều ngày liên tiếp.

Tại Trung tâm My Little Genius, chương trình này được xây dựng theo cách thức trẻ tiếp xúc với đọc sách và thẻ đọc. Ông Lim Wee Ming, nhà sáng lập chương trình My Little Genius, giải thích: “Rèn luyện bằng thẻ đọc đặc biệt phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì nhiều lý do. Việc sử dụng thẻ đọc cho phép chúng ta gia tăng tốc độ mà ta hiển thị những thông tin cho trẻ so với việc đọc từ trong sách. Điều này đặc biệt đúng với những trẻ dưới 3 tuổi, vì chúng ta dễ dàng nắm bắt sự chú ý cũng như duy trì sự thích thú của trẻ”.

Ông cho biết thêm: “Tốc độ xử lý của trẻ rất nhanh, thế nên việc đưa ra những thẻ đọc thật nhanh là điều cần thiết. Khi đưa trẻ xem những thẻ đọc, trẻ thấy hình ảnh trên thẻ trong vòng nửa giây, khoảng 200 thẻ được dùng cho một lần học”.

Phương pháp này, kích thích khả năng ghi nhớ, phân tích, xử lý tư duy logic cực kỳ thông minh của não phải của trẻ bằng các học liệu trực quan giúp trẻ tư duy 1 cách thông minh, logic ngay từ ban đầu xây dựng phương pháp học tập cho trẻ một cách tự nhiên không ép buộc. Ba mẹ có thể dễ dàng áp dụng phương pháp này tại nhà cho con nhé!

Tối ưu hoá sự thích thú, say mê của trẻ bằng "Thẻ đọc"

3/ Phương pháp giáo dục Steiner (Waldorf) - 03 giá trị cốt lõi tất yếu

Phương pháp Steiner hay còn gọi là Waldorf do Rudolph Steiner - nhà giáo dục, triết gia người Áo sáng lập nên. Các nhà giáo dục tiên phong phải di cư sang Mỹ và thành lập trường Rudolf Steiner School đầu tiên tại New York (năm 1928). Đây là phương pháp khai phá tiềm năng đặc biệt của trẻ, khác với các nền giáo dục tập trung vào truyền đạt kiến thức, phương pháp Steiner đặt tầm quan trọng vào 3 yếu tố: suy nghĩ, cảm xúc và ý chí, hướng người học trở thành những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống.

Các lớp học theo phương pháp này thường rất đơn giản, thân thuộc giống như ở nhà, không có giáo trình sẵn. Các bé sẽ được trực tiếp thực hành tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, cùng với giáo viên sáng tạo không ngừng trong mỗi buổi học. Các bé được hòa mình vào trí tưởng tượng bay bổng, những câu chuyện cổ tích, đóng các vở kịch, học tập một cách năng động, sáng tạo. 

Điều đặc biệt ở đây, các bé sẽ không có các đồ chơi cụ thể với cách chơi cụ thể mà chỉ đơn giản là các đồ vật tự nhiên, từ đó các bé sẽ tự mình làm nên các món đồ chơi theo ý thích, sự tưởng tượng và hướng dẫn của giáo viên. Tuyệt nhiên cũng không có máy tính hay các thiết bị điện tử.

Lớp học theo phương pháp giáo dục Steiner đầy màu sắc

Quan niệm của phương pháp Steiner là thời gian đầu sẽ giữ nguyên được sự mơ màng với thế giới xung quanh cho đến khi nó biến mất một cách tự nhiên và chỉ tập trung vào việc phát triển thể chất, phát triển sáng tạo của bé. Tuy vậy phương pháp Steiner sẽ giúp bé phát triển theo con đường riêng của mình mà không đi theo một lối mòn nào cả. Phương pháp này giáo dục các bé cách suy nghĩ, khích lệ bé từng bước đi chậm rãi, phát triển khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của mình. Các mẹ muốn bé nhà mình được phát triển theo tính cách cá nhân thì hãy tham khảo thử phương pháp Steiner. Tóm lại, phương pháp giáo dục này hướng tới 3 lợi ích chính: (1) Phát triển tư duy tình cảm cho trẻ; (2) Tạo lớp học mang màu sắc cổ tích thúc đẩy trí tưởng tượng bay bổng của trẻ; (3) Xây dựng kỹ năng xã hội cho trẻ

4/ Phương pháp giáo dục sớm của người Do Thái - Khác biệt làm nên giá trị

Với hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ đoạt giải Nobel người Do Thái dường như là dân tộc thông minh nhất trên thế giới, họ sinh ra dường như để làm chủ thế giới này. Một trong những bí quyết của người Do Thái chính là dạy con biết vượt khó, liên tục đặt câu hỏi từ nhỏ.

Phương pháp dạy con của người Do Thái đó là luôn khuyến khích con liên tục đặt ra câu hỏi để khai mở sự sáng tạo, trí tò mò ở trẻ, khuyến khích con đưa ra ý tưởng riêng, thậm chí tranh luận với người lớn. Bất cứ một đồ vật, sự viện nào diễn ra quanh con đều có thể là một câu hỏi, một tình huống để khơi gợi sự sáng tạo, trí tò mò của trẻ.

Hãy để trẻ nhỏ tự khai phá bầu trời của mình

Người Do Thái nhen nhóm và động viên con cái thay vì vây quanh để tạo cảm giác an toàn như hầu hết các bà mẹ Việt Nam. Người mẹ nào cũng yêu thương con cái, nhưng cách yêu thương và thể hiện tình cảm giữa các bà mẹ lại khác nhau. Tình yêu thương dành cho trẻ em phải mang lại lợi ích cho trẻ em trong suốt cuộc đời và nuôi dưỡng trẻ em trở nên dũng cảm và thực sự mạnh mẽ trong cuộc sống. Các bà mẹ Do Thái không nên làm điều này với con mình: đó là có suy nghĩ và hành động không hài lòng với con mình. Đặc biệt, người Do Thái tin rằng làm việc nhà là dạy cho trẻ những cơ hội sinh tồn cơ bản.

5/ Phương pháp giáo dục sớm STEAM – Sự phát triển toàn diện về mọi mặt

STEAM là một chữ viết tắt được tạo thành bởi hai thuật ngữ STEM và ART (nghệ thuật) trong đó STEM là viết tắt của Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật và Mathematics – toán học. 

STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn. Ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ. Hiện nay, phương pháp giáo dục STEAM được sử dụng phổ biến trên thế giới và cũng được chú trọng ở Việt Nam.

Đây là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán Học cùng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng, trong đó quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau.

STEAM - Phương pháp giáo dục khởi đầu tương lai (Nguồn ảnh: idj.com.vn)

Có thể nói STEAM giống như là khởi đầu cho một sự thay đổi ở Mỹ và tương lai của cả một nên giáo dục khi phương pháp này đã đánh giá cao tầm quan trọng của Nghệ Thuật trong việc thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo.

Trong những năm trở lại đây, giáo dục Việt Nam đang chú trọng đầu tư cho lớp trẻ tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục sớm nhằm mang lại tầm vóc trí tuệ cho thế hệ người Việt sau này. Lần lượt các nước có các nền giáo dục tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Thuỵ Điển, Nhật Bản, Singapore… mang đến Việt Nam những chương trình giáo dục mang tầm quốc tế, mà gần đây nhất là sự xuất hiện của một chương trình giáo dục từ gốc rất hiệu quả tại Singapore đó là My Little Genius - một chương trình với sự chọn lọc, kết hợp các phương pháp giáo dục đáp ứng tối ưu nhiệm vụ của việc giáo dục sớm ở trẻ và phù hợp với đặc điểm giáo dục ở Việt Nam.

- The Little Genius

Zalo
MY LITTLE GENIUS