UA-225334436-1

TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ NHỎ - GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO BÉ

Ngày đăng: 08/06/2023 - 01:48 PM

Đừng bỏ cuộc với trẻ mắc hội chứng ADHD - tăng động giảm chú ý !

Đôi khi thấy con mình học kém, không tập trung và bất thường. Bậc cha mẹ sẽ liền đưa trẻ đến các trung tâm để bé học “bằng bạn bằng bè” mà không hề biết mỗi đứa trẻ phát triển theo cách riêng, hoàn toàn khác nhau. Nếu dạy đúng cách, thì một đứa trẻ tập trung sẽ trở thành tập trung và phát triển bản thân toàn diện.

Đặc biệt, khi một đứa trẻ có xu hướng vận động thể chất nhiều, chỉ cần hướng dẫn và kích hoạt não bộ một cách đúng thì trẻ có thể tập trung học tập. Hãy tìm hiểu cùng My Little Genius nhé!

TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý - ADHD 

Trẻ nhỏ thường hay hiếu động và khó có thể ngồi yên, nhưng nếu hiếu động, nghịch ngợm vượt quá mức kiểm soát thì rất có thể đó là biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý – một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ 3 – 11 tuổi, cần sớm được phát hiện và can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến hành vi, tâm lý và cuộc sống của trẻ sau này.

Những tác hại của tình trạng tăng động giảm chú ý mà các bé gặp phải:

Khả năng ghi nhớ kém: Trẻ tăng động rất thông minh nhưng chính sự giảm chú ý khiến trẻ thường xuyên quên các công việc và bài tập thường ngày, không nhớ được các bài học, dễ mắc lỗi và mất đồ.

Chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ có thể nói rất nhiều trong giai đoạn đầu nhưng càng về sau sẽ chậm lại, khó diễn đạt bằng lời nói hoặc nói ngọng, không rõ từ ngữ

Rối loạn về giấc ngủ: Trẻ tăng động thường nhạy cảm với các âm thanh, trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ. Hàng đêm có thể tỉnh dậy bất chợt và khóc không rõ nguyên nhân

Thiếu khả năng thích nghi: Trẻ khó khăn khi phải làm quen với những thay đổi dù rất nhỏ như đi ngủ đúng giờ, điều này thường làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, tức giận và có hành vi chống đối.

Thiếu tập trung, giảm chú ý:

  • Trẻ rất dễ bị phân tâm, thích thú với nhiều thứ xung quanh nhưng không giữ được lâu và nhanh chóng chuyển sang sở thích mới.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc tổ chức và hoàn thành nhiệm vụ, đôi khi chúng không kiên trì và bỏ dở công việc giữa chừng.
  • Chỉ một tiếng động nhỏ hay một đồ vật lạ đặt trước mặt cũng có thể làm trẻ phân tâm khi học hành.
  • Trẻ không chú ý lắng nghe những gì người khác nói nên không thể nhắc lại khi được yêu cầu, ngay cả khi đang nói chuyện trực tiếp với người khác.

Khả năng ghi nhớ kém: Trẻ tăng động rất thông minh nhưng chính sự giảm chú ý khiến trẻ thường xuyên quên các công việc và bài tập thường ngày, không nhớ được các bài học, dễ mắc lỗi và mất đồ.

Chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ có thể nói rất nhiều trong giai đoạn đầu nhưng càng về sau sẽ chậm lại, khó diễn đạt bằng lời nói hoặc nói ngọng, không rõ từ ngữ

Rối loạn về giấc ngủ: Trẻ tăng động thường nhạy cảm với các âm thanh, trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ. Hàng đêm có thể tỉnh dậy bất chợt và khóc không rõ nguyên nhân

Thiếu khả năng thích nghi: Trẻ khó khăn khi phải làm quen với những thay đổi dù rất nhỏ như đi ngủ đúng giờ, điều này thường làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, tức giận và có hành vi chống đối.

LỜI KHUYÊN CHO BẬC CHA MẸ

Cuộc sống của một đứa trẻ mắc tăng động giảm chú ý dường như rất cô đơn, chúng luôn hành động để tìm kiếm sự thấu hiểu và quan tâm của người thân. Sự hiếu động mất tập trung làm trẻ không hoàn thành tốt nhiệm vụ, khó kết giao bạn bè, bởi vậy trẻ rất dễ rơi vào tuyệt vọng, luôn cảm thấy bị cô lập và thất bại. Do đó, sự hỗ trợ của cha mẹ chính là liều thuốc hữu hiệu giúp các em sớm hòa mình vào thế giới xung quanh và phát triển như bao trẻ bình thường khác. Và dưới đây là một số gợi ý hữu ích:

Tạo lập thời gian biểu cụ thể

Cha mẹ nên thiết lập một thời gian biểu thật cụ thể, có đủ mốc thời gian cho từng nhiệm vụ trong ngày từ khi thức dậy, đi học, cho đến lúc đi ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung chú ý và rèn luyện kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc.

Dành lời khen ngợi đúng lúc

Khi trẻ có những hành động đúng đắn, bạn nên dành những lời khen như “con làm tốt lắm, cha mẹ rất tự hào về con”,… để khích lệ trẻ tiếp tục cố gắng hơn nữa. Ngoài ra bạn cũng có thể khuyến khích trẻ bằng những món quà nhỏ như một buổi đi chơi cùng gia đình, một cuốn sách, một món đồ chơi trẻ thích,…

Không quát mắng và nên phân tích khi trẻ làm sai

Trẻ tăng động thường có lòng tự trọng rất cao, do vậy đừng chê bai hay quát mắng, đòn roi, đặc biệt là khi có mặt người khác và điều này còn làm trẻ có hành vi chống đối. Mỗi khi trẻ làm sai, bạn nên nhắc nhở nhẹ nhàng, đưa ra các hình phạt đơn giản như không được đi chơi, không được xem chương trình yêu thích…

Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ

Thường xuyên tâm sự, trò chuyện và khuyến khích trẻ kể về những khó khăn của bản thân là cách để cha mẹ thêm thấu hiểu trẻ, từ đó đưa ra những lời khuyên giúp trẻ xử lý mọi vấn đề tốt hơn.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể

Nhằm tạo cơ hội để con được kết giao bạn bè, rèn luyện sự kiên nhẫn, học cách chờ tới lượt của mình… cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi như đá bóng, đạp xe, cầu lông, bóng chuyền, tập võ… cũng bạn bè và người thân.

Nguồn: roiloantangdong.com

 

Zalo
MY LITTLE GENIUS