UA-225334436-1
CÓ NÊN CHO TRẺ TIẾP XÚC VỚI GIÁO DỤC SỚM ?
Trẻ em được chia ra thành nhiều giai đoạn phát triển ngắn, mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Dưới đây, là những phân tích đánh giá về mức độ phù hợp cho trẻ tiếp xúc với giáo dục sớm ở hai giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi và từ sau 3 tuổi đến 5 tuổi. Xin mời quý phụ huynh cùng chúng tôi phân tích để trả lời câu hỏi trên nhé!
1. Từ 1 đến 3 tuổi (Từ 12 đến 36 tháng tuổi)
Từ tháng thứ 12-15, trẻ bắt đầu biết nói và dần dần ngôn ngữ được sử dụng thuần phục hơn. Đến tháng thứ 15, thứ 18 trẻ đi đứng vững vàng, tầm nhìn được mở rộng và đôi tay được giải phóng. Hoạt động tư duy phát triển song song với hoạt động cảm giác và vận động. Tuy nhiên, tư duy còn gắn chặt với những vận động, chưa tách biệt được thế giới sự vật với tư duy.
Trẻ bắt đầu cố gắng tự lập, rất nghịch và ham mê chơi đùa
Từ đó giúp trẻ giao tiếp chủ động và rộng hơn, dần dần hình thành những biểu tượng về các sự vật. Đây là một đặc điểm rất quan trọng, khi ngôn ngữ phát triển, trẻ không chỉ tiếp xúc với sự vật qua cảm giác và vận động, mà còn qua ngôn ngữ. Một đứa trẻ bắt đầu thể hiện tiềm năng của mình khi trẻ đạt đến 24 tháng tuổi, trong khi tiếp nhận các sự đóng góp liên tục. Thời kỳ này, trẻ bắt đầu cố gắng tự lập, rất nghịch và ham mê chơi đùa, khám phá, phù hợp và có đủ khả năng về não bộ, thể chất để tiếp xúc với giáo dục sớm, việc này giúp trẻ tạo được thói quen tốt, xây dựng một tình yêu học tập cho trẻ ngay từ nhỏ.
2. Từ sau 3 tuổi đến 5 tuổi
Đây là thời kỳ sôi động nhất trong các giai đoạn phát triển của con người. Trong giai đoạn này, có thể thấy được trẻ có nhiều biểu hiện rõ rệt (cả về trí tuệ và tính cách khôn ngoan) so với các trẻ em khác - những trẻ không được tiếp xúc với bất kỳ hình thức đào tạo phát triển não bộ nào.
+ Phát triển chức năng trí tuệ: Trẻ nhìn sự vật một cách tổng thể và biết phân tích và từ chi tiết biết tổng hợp lại và nhìn nhận sự vật khách quan.
+ Phát triển ngôn ngữ: nghe nói mạch lạc và hiểu câu dài phức tạp. Những năm cuối, sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thành thạo.
+ Phát triển và mở rộng dần các mối quan hệ xã hội: Trẻ tập sống như một thành viên của gia đình, gắn kết với các trẻ xung quanh, ở trường.
+ Nhận thức về giới tính: Trẻ chấp nhận vai trò giới tính của mình và phát triển theo hướng đó. Con trai chơi siêu nhân, bắn súng,... Con gái chơi nấu ăn, búp bê,…
+ Hình thành các cơ chế tự vệ tâm lý: Như các cơ chế chuyển đi, phóng chiếu, ám ảnh, ác mộng,… để chống sự lo sợ.
Trẻ giai đoạn này, tư duy được thúc đẩy hướng vào sự tưởng tượng, nên trẻ có thể rời bỏ khỏi người chăm sóc để háo hức theo đuổi những hoạt động mạo hiểm, sáng tạo và tự thể hiện chịu trách nhiệm. Trẻ thích học hỏi, khám phá. Trẻ trưởng thành qua những trải nghiệm của mình. Chính vì thế, khi trẻ có môi trường để học tập, vui ngay từ nhỏ sẽ thúc đẩy rất lớn cho sự phát triển nền tảng của trẻ sau này.
3 tuổi đến 5 tuổi là thời kỳ sôi động nhất trong các giai đoạn phát triển của con người.
Giáo dục có nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, việc cho trẻ tiếp xúc với giáo dục ngay từ nhỏ thật sự rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ở các độ tuổi, trẻ sẽ có sự phát triển và những đặc điểm cơ thể, trí não cũng như tâm lý khác nhau đó cũng chính là những điểm nổi bật riêng biệt ở từng độ tuổi của trẻ. Hiểu được sự khác nhau này, My Little Genius xây dựng 04 chương trình riêng biệt, độc quyền nhầm cung cấp đúng và mang lại hiệu quả tối ưu theo độ tuổi của trẻ.
Chương trình Genius Playground (1 tuổi)
Chương trình Genius Immersion (2 tuổi)
Chương trình Genius Explorer (3 tuổi)
Chương trình Genius Leadership (4 đến 5 tuổi)
Cùng tham khảo chi tiết tại đây!
- My Little Genius