UA-225334436-1

GIÁO DỤC VỀ CẢM XÚC VÀ TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ TỪ SỚM

Ngày đăng: 11/10/2022 - 06:49 PM

GIÁO DỤC VỀ CẢM XÚC VÀ

TÌNH CẢM XÃ HỘI CHO TRẺ TỪ SỚM

Con trẻ là đối tượng dễ bị tổn thương bởi môi trường sống và cả từ các mối quan hệ xã hội bên ngoài. Việc chia sẻ tâm lý cùng con cái là một chủ đề khá nhạy cảm và khó nói với một số bậc cha mẹ. Bên cạnh đó, ngành giáo dục truyền thống và môi trường học tập ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa tạo điều kiện để nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần cho học sinh.

1.Giúp trẻ nhận biết cảm xúc

Điều đầu tiên mà bậc phụ huynh cần giúp trẻ đó chính là giúp trẻ phân biệt được các loại cảm xúc khác nhau bằng cách gọi tên: buồn, giận, sợ, vui vẻ,.. Hãy tận dụng tranh ảnh hoặc các mẫu truyện thú vị để dạy bé nhận biết dễ dàng hơn.Hoặc cha mẹ có thể dạy con nhận ra tín hiệu cảm xúc thông qua các biểu hiện trên cơ thể, ví dụ: khuôn mặt với sự cau mày, đỏ bừng lên, giọng nói ở tông cao báo hiệu một cảm xúc cụ thể và cảm xúc đó khác với cảm giác khi con mở to đôi mắt, miệng hé mở, người hơi rướn về phía trước.

Hãy dạy con trẻ biết cách bộc lộ cảm xúc của mình

2.Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc

Hãy dạy con cách bộc lộ cảm xúc bất cứ khi nào mà bé muốn, hãy để bé thể hiện được chính cảm xúc và suy nghĩ của bản thân bé. Chính cha mẹ là những tấm gương tốt nhất cho trẻ để học cách bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của bé như thế nào. Hãy dạy cho trẻ biết các cung bậc cảm xúc thông qua những câu nói hằng ngày như “tôi mệt mỏi”, “tôi cảm thấy tức giận khi phải làm việc nhà một mình”…Đây chính là cách giúp cha mẹ khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc và nói lên suy nghĩ của bản thân. Nếu trẻ thể hiện cảm xúc phù hợp và cư xử đúng mực, hãy dành những lời khen dành cho bé, vì đây là tiền đề để bé phát triển một cách tích cực về hành động của bé.

3.Cùng trẻ đối mặt với những cảm xúc tiêu cực

Trẻ nhỏ cũng sẽ không thể tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực, hãy tích cực hóa cho bé và cùng bé suy nghĩ các giải quyết. Phụ huynh cần phải làm gương cho trẻ về việc làm chủ cảm xúc. Trong gia đình, hãy dạy con thói quen không hành động nói năng khi mất bình tĩnh. Đó là bước đầu làm chủ cảm xúc. Điều quan trọng mà cha mẹ cần giúp con hiểu là vượt lên chính mình mới mang lại niềm vui hạnh phúc chứ không phải là hơn thua với mọi người. Bậc phụ huynh cần cho các bé biết cách trút bỏ cảm xúc giận dữ, tiêu cực thông qua các hoạt động thể thao như võ thuật hay chạy nhảy và bơi lội, từ đó giúp cơ thể bé bớt áp lực và sự tức giận trong cuộc sống.

4.Thiết lập quy định cho môi trường học tập của bé

Hãy tìm và xây dựng quy định cho môi trường học tập của các bé để cải thiện và phát triển nhận thức cảm xúc từ nhỏ, thông qua:

Cởi mở: Thảo luận một cách cởi mở về các vấn đề chung, tuy nhiên sẽ không bàn tán về các vấn đề riêng tư của từng cá nhân. Không ám chỉ hay cô lập bất kỳ thành viên nào.

Không phán xét: Sự khác biệt về ý kiến là điều hiển nhiên trong tập thể, nhưng không nên trêu chọc, phán xét quan điểm của người khác.

Luôn lắng nghe: Thể hiện sự tôn trọng tới các thành viên trong lớp, luôn lắng nghe thay vì quy chụp vô căn cứ.

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp: Không nên sử dụng các từ ngữ có tính thô tục, xúc phạm người khác về ngoại hình, tính cách, bối cảnh gia đình.

Tìm sự giúp đỡ: Khi cảm thấy bản thân có những bất ổn về tinh thần như lo lắng, sợ hãi, hãy tìm đến sự giúp đỡ từ giáo viên và cha mẹ.

Tại My Little Genius, các cô luôn là một người bạn giúp cho các bé có thể nói lên cảm xúc của bản thân, luôn tôn trọng từng chi tiết thay đổi nhỏ trong cảm xúc của trẻ và tìm cách giải quyết cùng trẻ. Từ đó, giúp trẻ hiểu được cảm xúc của bản thân mình hơn.

Không chỉ là một trung tâm dạy cho trẻ phát triển được tư duy toàn diện, mà còn là một người bạn

đồng hành giúp trẻ tự tin và phát triển được khả năng bộc lộ cảm xúc của mình

Nguồn: Bài viết tham khảo từ twinkl.com.vn

- The Little Genius

Zalo
MY LITTLE GENIUS