UA-225334436-1

Bí quyết dạy trẻ thông minh khi quản lý cảm xúc

Ngày đăng: 18/08/2022 - 11:09 AM

Bí quyết dạy trẻ thông minh khi quản lý cảm xúc

 

Ngày nay nuôi dạy con trẻ luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm và đầu tư. Ngoài việc nuôi con phát triển toàn diện về thể chất thì ba mẹ còn chú trọng về phương pháp dạy trẻ làm chủ cảm xúc. Cùng theo dõi bài viết này để phụ huynh có thêm những giải pháp giúp con nhé!

Bí quyết dạy trẻ thông minh khi quản lý cảm xúc

Những cảm xúc này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách tương lai của trẻ. Nếu những cảm xúc tiêu cực diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng lâu dài tới nhân cách, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tới cảm xúc của trẻ và hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc từ sớm.

1. Kỹ năng quản lý cảm xúc không tự nhiên mà có

Khi lên 2 tuổi  trẻ nhỏ có rất nhiều cảm xúc nhưng lại chưa có kỹ năng điều chỉnh, quản lý. Vì vậy, trẻ rất dễ rơi vào “khủng hoảng”. Khi 5 tuổi kỹ năng điều chỉnh cảm xúc sẽ tốt hơn. Nhưng không đồng nghĩa là kỹ năng này sẽ “tự nhiên” mà có. Những đứa trẻ và cả người lớn đều cần rèn luyện kỹ năng năng quản lý cảm xúc bằng nhiều cách khác nhau. Kỹ năng này đòi hỏi cả quá trình và thời gian, đôi khi là học cả đời.

Làm sao để dạy con quản lý cảm xúc? Cốt lõi của quản lý cảm xúc là làm sao để giúp con bình tĩnh lại khi con bị cảm xúc áp đảo?  

2. Dạy trẻ cách bình tĩnh khi tức giận

Hầu hết các bé đều không thể tự kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bực mà cần phải có sự hỗ trợ, điều chỉnh từ người lớn. Việc giúp con trẻ ổn định tâm lý, cân bằng cảm xúc sẽ giúp trẻ dễ dàng lấy lại bình tĩnh và cư xử đúng mực. Vậy làm thế nào để dạy trẻ cách bình tĩnh? Để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong quá trình nuôi dạy con kiểm soát cảm xúc, sau đây là một số phương pháp cụ thể:

2.1. Người lớn cần phải bình tĩnh trước

Trong trường hợp con trẻ tức giận, la hét, quấy rối, mất kiểm soát hành vi, cảm xúc thường khiến ba mẹ cảm thấy khó chịu, bực bội. Do đó, trước khi dạy con trẻ kiểm soát cảm xúc, người lớn cần phải giữ bình tĩnh. Bởi nhẽ, hành vi dọa nạt, la mắng không hoàn toàn không giúp trẻ trở nên tốt hơn mà có thể vô tình làm con trẻ cảm thấy tổn thương. Ba mẹ nên nhớ rằng, khi bản thân kiểm soát cảm xúc của mình tốt cũng là một bài học cho trẻ học theo. 

2.2. Trao đổi với trẻ vì sao tức giận

Hầu hết các phụ huynh thường bắt con ngừng tức giận nhưng quên mất rằng bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ trở nên như vậy. Thay vì dọa nạt, ba mẹ hãy tiếp cận cảm xúc của trẻ và trao đổi với con về nguyên nhân khiến trẻ mất bình tĩnh hoặc có những hành vi không đúng. Khi hiểu được vấn đề, bạn sẽ dễ dàng xoa dịu cơn tức giận của trẻ và giải thích cho trẻ hiểu về hành vi không đúng của bản thân.

2.3. Truyền tải bài học qua những câu chuyện

Phương pháp truyền tải bài học qua câu chuyện thường được sử dụng trong việc giáo dục sớm cho trẻ. Việc lắng nghe hoặc nhập vai kể chuyện, phân tích truyện sẽ giúp trẻ tự rút ra những bài học cho bản thân. Ngoài ra, thông qua những nhân vật trong truyện, bạn có thể dạy trẻ nhận diện và trải nghiệm nhiều cảm xúc khác nhau. Nhờ đó, ba mẹ có thể khuyến khích trẻ phát huy những cảm xúc tích cực và quản lý tốt những cảm xúc tiêu cực. 

IQ và EQ đều là yếu tố rất quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ

2.4. Một số cách xử lý khác khi trẻ tức giận 

Ngoài những phương pháp được kể trên, ba mẹ có thể vận dụng một số biện pháp dưới đây nhằm giúp trẻ giải tỏa cơn tức giận, nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, cụ thể như:

  • Ôm trẻ vào lòng: giúp trẻ cảm thấy bớt lo lắng, bớt cáu gắt và cảm nhận được sự an toàn, xoa dịu cảm xúc tiêu cực trong trẻ.
  • Đánh lạc hướng trẻ sang những hoạt động khác: ba mẹ cho trẻ xem chương trình hoặc bài hát yêu thích của trẻ sẽ giúp trẻ nhanh chóng quên đi cảm xúc tiêu cực và hòa nhập vào hoạt động mới. 
  • Dạy trẻ cách hít thở sâu: với những trẻ lớn, đã có thể nhận diện được cảm xúc của mình, ba mẹ nên dạy con hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh mỗi khi tức giận.
  • Cho trẻ tham gia các chương trình giáo dục sớm cũng là một giải pháp trong việc dạy trẻ kỹ năng quản lý cảm xúc.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về phương pháp dạy trẻ thông minh và quản lý cảm xúc tiêu cực hiệu quả. Chúc quý phụ huynh sẽ thành công trong việc nuôi dạy con cái!

Nguồn: Bài viết của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

- The Little Genius

Zalo
MY LITTLE GENIUS