UA-225334436-1

11 THÓI QUEN CỦA CHA MẸ VÔ TÌNH ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN CON CÁI

Ngày đăng: 15/03/2023 - 03:24 PM

11 THÓI QUEN CỦA CHA MẸ VÔ TÌNH ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN CON CÁI

Hãy nhớ rằng, ba mẹ luôn là tấm gương để con học hỏi. Trẻ con bắt chước rất giỏi và sẽ học dễ dàng hơn nếu được quan sát. Chúng có thể học theo cha mẹ một cách có ý thức nhưng cũng có khi là vô thức. Nếu cha mẹ muốn con mình tốt lên, hãy cố gắng xây dựng và duy trì nhiều thói quen tốt mỗi ngày. Ngược lại, nếu cha mẹ có nhiều thói quen xấu, hãy thay đổi điều này hoặc hạn chế để nó diễn ra trước mặt con. Vậy đâu là những thói quen xấu của cha mẹ khiến con không tự lập ?

1. Tiết kiệm cho bản thân nhưng lại quá hào phóng với con cái

Đây là một thực trạng của hầu hết cha mẹ trên thế giới - luôn dành cho con những thứ tốt đẹp nhất. Tiết kiệm với bản thân nhưng lại hào phóng với con cái khi đáp ứng đầy đủ các nguyện vọng của con. Cha mẹ luôn cho rằng đây là cách thể hiện yêu thương với con, nhưng điều này vô tình khiến con nghĩ đó là điều “đương nhiên”, có lối sống xa xỉ, không biết quý trọng đồng tiền và không có kỹ năng quản lý tài chính tốt.

Cha mẹ cần nhớ, yêu con không có nghĩa là cho con nhiều tiền, mà là hãy cho những gì phù hợp. Dạy con lòng biết ơn, cách tiết kiệm tiền và quản lý chi tiêu từ sớm sẽ giúp con có tâm lý chủ động, tự lập hơn trong quá trình trưởng thành. 

Thay vì thường xuyên sử dụng điện thoại hoặc xem tivi, cha mẹ nên dành thời gian cùng con thực hiện các hoạt động ý nghĩa hơn.

2. Phân biệt giới tính

Nhiều người vẫn luôn giữ cho mình quan niệm rằng con gái không được tham gia vào các môn thể thao cần nhiều thể lực, mạnh mẽ còn con trai không nên thể hiện cảm xúc quá nhiều. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Những đứa trẻ chịu áp đặt nhiều về giới sẽ bị cản trở và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm cách hòa nhập với xã hội hiện đại.

3. Xem tivi và thiết bị điện tử tùy ý

Ngày nay, do đặc thù công việc khiếc các bậc cha mẹ thường xuyên phải tiếp xúc với các phương tiện thông tin hiện đại như: điện thoại, máy tính, ipad mọi nơi mọi lúc, thậm chí là cả trước mặt con. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, việc duy trì thói quen trên của phụ huynh khiến trẻ hình thành tâm lý chiếm hữu, bản thân luôn muốn có một chiếc điện thoại hay máy tính ngay từ khi còn nhỏ. Đây chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới quá trình học tập của trẻ.

Hiện nay, nhiều chương trình người lớn không phù hợp với trẻ vì rất dễ gây nên hiểu lầm trong quá trình nhận thức. Bức xạ từ những thiết bị điện tử cũng có thể gây hại cho trẻ nếu không biết cách sử dụng. Thay vì thường xuyên sử dụng điện thoại hoặc xem tivi, cha mẹ nên dành thời gian cùng con thực hiện các hoạt động ý nghĩa hơn như đọc truyện, nấu ăn, ghép hình… Hãy cho con xem những chương trình phù hợp với giai đoạn phát triển trong một thời gian hợp lý được quy định và kiểm soát hàng ngày.

4. Cha mẹ nói dối

Nhiều cha mẹ có thói quen nói dối con, không thực hiện lời hứa trong những tình huống đơn giản hàng ngày để đạt được mục đích nào đó, chẳng hạn như con nghe lời. Dần dần, con sẽ không còn tin tưởng cha mẹ nữa và cảm thấy nói dối là điều đúng đắn để đạt điều mình muốn. Sau đó, con sẽ bắt chước theo hoặc có cái nhìn méo mó về cha mẹ mình.

Những gì bạn hứa với con cái đều cần thực hiện, bởi một khi mất đi sự tin tưởng của trẻ, cha mẹ sẽ ngày càng xa cách với con. Hãy giữ lời hứa và trân trọng sự tin tưởng của con!

5. Hay so sánh con với những người khác

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng việc so sánh con với bạn khác sẽ khiến con có thêm động lực để phát triển hơn. Nhưng khi làm điều này, bạn đã gây cho con tâm lý uất ức, chán ghét và khó chịu, muốn chống đối lại cha mẹ. Hơn nữa, con dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thế giới bên ngoài, khiến con không tự tin. 

Mỗi đứa trẻ là một cá thể hoàn toàn khác nhau, hãy để trẻ tự do phát triển một cách tự nhiên nhất với những điểm mạnh của riêng mình. 

Mỗi đứa trẻ là một cá thể hoàn toàn khác nhau, hãy để trẻ tự do phát triển một cách tự nhiên nhất với những điểm mạnh của riêng mình. Đừng dùng tiêu chuẩn của trẻ khác để áp đặt và đo lường con. Đồng thời, cha mẹ nên phát hiện, khám phá và động viên con phát huy những ưu điểm mà con có. 

6. Bao bọc trẻ quá nhiều

Một thói quen xấu của cha mẹ khiến con không tự lập là luôn lo lắng thái quá với tất cả những hành động của con. Họ không yên tâm để cho con làm bất cứ điều gì. Điều này vô tình làm mất đi mọi cơ hội trải nghiệm quý giá của trẻ, khiến chúng mất đi thái độ tự tin, không được học hỏi và rèn luyện sức khỏe. 

Khi không được tự quyết định, con sẽ ngày càng ỷ lại và trở nên lười biếng hơn, khó để thích nghi với thế giới trưởng thành. Như vậy, cha mẹ nên sẵn sàng tạo cơ hội để con làm những việc trong khả năng của mình, giao cho con những công việc trong khả năng và đưa ra phần thưởng xứng đáng. Việc quá yêu thương, bao bọc con thực tế mang lại nhiều tác hại hơn cả. 

7. Không lịch sự

Nếu cha mẹ có những lời nói và hành vi không đúng mực, con cái sẽ bắt chước theo và trở thành thói quen xấu khó thay đổi. Con sẽ nhận thức rằng, hành động hay lời nói đó hoàn toàn không sai trái. Vì tương lai của con, cha mẹ cần cố gắng thay đổi và thường xuyên lặp lại những hành động văn minh và lịch sự. Chẳng hạn như: Vứt rác đúng nơi quy định, nên nói gì và không nên nói gì, nhường ghế cho người già… 

Trong việc giáo dục con cái, lời nói và hành động của cha mẹ phải đi liền với nhau. Một khi hành xử của bạn chưa chuẩn mực, không thể yêu cầu con văn minh.

8. Chỉ trích con nơi công cộng

Chỉ trích, mắng con nơi công cộng khi con làm sai là một trong những thói quen xấu của cha mẹ khiến con không tự lập. Điều này làm tổn thương lòng tự trọng của con, khiến chúng cảm thấy xấu hổ và tự ti.

Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, việc chỉ trích con bằng ngôn từ tiêu cực sẽ không đem lại mục tiêu giáo dục như mong đợi. Thậm chí nó sẽ khiến con trở nên rụt rè, thiếu tự tin, và thui chột tiềm năng ở con. Khi con mắc sai lầm, hãy cố gắng bình tĩnh và truyền đạt bài học đến con một cách tôn trọng, tế nhị và đúng

Nhiều bậc cha mẹ có thói quen tự phê bình, chỉ trích bản thân trước mặt con cái về ngoại hình, công việc. Đây là thói quen rất xấu. Bởi theo các chuyên gia, những đứa trẻ thường xuyên phải nghe bố mẹ “chê” bản thân sẽ có nguy cơ phát triển các bệnh lý trầm cảm hay rối loạn tiêu hóa, ăn uống…

9. Cha mẹ luôn tiêu cực

Cha mẹ tiêu cực cũng sẽ hình thành nên những cảm xúc tiêu cực ở con. Dần dần, con vô thức học cách đổ lỗi cho người khác nếu mọi chuyện không diễn ra theo ý muốn, thay vì giải quyết sai lầm hay xem xét lại lỗi lầm của chính mình. Vì thế, cha mẹ cần tiết chế, cân nhắc đến mọi cảm xúc của bản thân khi trò chuyện với con.

Cha mẹ tiêu cực cũng sẽ hình thành nên những cảm xúc tiêu cực ở con.

Trước mọi vấn đề dù khó khăn thế nào, cha mẹ cũng nên mang một thái độ lạc quan, mạnh mẽ và tập trung vào cách giải quyết vấn đề để trẻ noi theo.

Cãi nhau, tranh luận trước mặt con chưa bao giờ là việc tốt. Theo các chuyên gia, một đứa trẻ thường xuyên phải chứng kiến bố mẹ cãi vã nhau khi lớn lên sẽ có khả năng hình thành tâm lý hung hẳng, dữ tợn hơn những đứa trẻ khác.

10. Uống rượu bia, hút thuốc

Những đứa trẻ sống trong môi trường đầy khói thuốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, khi chứng kiến cha mẹ hay uống rượu bia, hút thuốc, trẻ cũng dễ học theo những thói quen xấu này.

11. Đặt áp lực học tập quá cao

 Luôn mong muốn con vào trường tốt, trường điểm hay mang điểm số, thành tích học tập của con cái so sánh với những đứa trẻ khác là điều không nên làm. Bởi thói quen này vô tình khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, thường có suy nghĩ tiêu cực và nhút nhát khi phải chịu quá nhiều áp lực.

Nguồn tham khảo: Monkey Edu 

MY LITTLE GENIUS

Zalo
MY LITTLE GENIUS