UA-225334436-1
SỰ TẬP TRUNG TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP VÀO QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN TƯ DUY CỦA TRẺ
Trẻ em thường hiếu động và không tập trung quá lâu vào một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, khi trẻ đến độ tuổi đi học, tình trạng trẻ thiếu tập trung trong học tập lại đem đến nhiều rắc rối cho thầy cô và các bậc phụ huynh. Vậy, việc cải thiện khả năng tập trung của trẻ có quan trọng?
Sự tập trung của trẻ là một trạng thái mà trẻ biểu hiện qua việc chú ý vào một nội dung, vấn đề cụ thể mà không để ý tới những tác động bên ngoài. Trẻ rất dễ thiếu tập trung ngay từ nhỏ với một số nguyên nhân: ngủ không đủ giấc, chế độ dinh dưỡng kém khoa học, tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử, không luyện tập não bộ,...
Năng lực tập trung là năng lực cơ bản nhất của não bộ, là nền tảng để trẻ thực hiện các năng lực khác như quan sát, tư duy, giải quyết vấn đề, phán đoán nhanh nhạy… Đặc biệt là khả năng ghi nhớ. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho một người thuận lợi trong học tập, hỗ trợ trong việc nghiên cứu và thấu hiểu nhanh hơn, cải thiện trí nhớ và giúp cho việc chú tâm trên bất cứ nhiệm vụ, công việc, hành vi hay mục tiêu nào và đạt đến những điều ấy một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Lời khẳng định của nhà khoa học, nhà giáo dục tiên phong Maria Montessori: “Điều quan trọng đầu tiên trong sự phát triển của trẻ nhỏ là sự tập trung”. Có thể thấy sự tập trung góp một phần rất lớn trong con đường dẫn đến thành công. Đặc biệt, đối với trẻ em – những mầm non tương lai của đất nước, sự tập trung đóng vai trò to lớn trong học tập, vui chơi và cả trong cuộc sống của các bé.
Như vậy, việc cho bé tham gia các chương trình học tập, ngoại khoá, rèn các phương pháp nâng cao khả năng tập trung từ nhỏ là vô cùng tất yếu. Việc này giúp tạo bước đệm tốt nhất để bé tích lũy đủ kinh nghiệm cũng như kỹ năng trước khi tiến vào đời. Một đứa trẻ với hành trang đầu tiên là sự tự tin, tính kiên nhẫn, khả năng tập trung cao độ sẽ là đứa trẻ có cơ hội thay đổi cả thế giới.
- The Little Genius