UA-225334436-1
GIÁO DỤC SỚM LÀ GÌ ?
TẠI SAO BỐ MẸ NÊN GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ
Hiện nay, khái niệm giáo dục sớm không còn xa lạ với các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, để hiểu rõ về tầm quan trọng cũng như các phương pháp của giáo dục sớm thì không phải ai cũng nắm được đầy đủ. Bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ định hướng và chọn cho con em mình một phương pháp giáo dục phù hợp.
1. Giáo Dục Sớm Là Gì ?
Giáo dục sớm là phương pháp giáo dục được nhiều bố mẹ áp dụng cho con ngay từ trong bào thai cho đến 6 tuổi. Mục đích là bồi dưỡng cho trẻ những tố chất tốt đẹp, giúp trẻ có sự phát triển nổi trội về sức khỏe, trí tuệ, và nhân cách để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.
2. Tầm Quan Trọng Của Việc Giáo Dục Sớm
Khoa học đã chứng minh, tốc độ phát triển của các tế bào thần kinh não nhanh hơn bất kỳ tế bào nào khác trong cơ thể của trẻ. Tốc độ phát triển này bắt đầu từ khi thụ thai và được duy trì tới năm trẻ 6 tuổi.
So sánh kích thước não trẻ với kích thước não người lớn có thể thấy: khi mới sinh kích thước não của trẻ bằng 25% kích thước não người lớn, 1 tuổi là 50%, 2 tuổi là 75% và đến 3 tuổi não bé đã phát triển bằng 90% não người lớn.
Trong khi đó, não người lớn chứa hơn 100 tỉ neuron thần kinh mà phần lớn trong số đó được hình thành trong suốt 5 tháng đầu tiên trong bụng mẹ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những tế bào thần kinh mới sẽ được hình thành trong suốt cả cuộc đời nhưng chỉ với số lượng đủ để thay thế những tế bào đã chết.
Ở giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn não trẻ phát triển rất nhanh và tiếp thu tốt nhất trong suốt cuộc đời của mình. Đây được xem là khoảng thời gian vàng để kích thích não bộ của các bé, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trí lực sau này
3. Giáo Dục Sớm Giúp Trẻ Hình Thành 5 Tố Chất Cần Thiết
– Não linh hoạt, hai nửa bán cầu được mở rộng giúp trẻ tư duy nhạy bén, tưởng tượng phong phú.
– Trẻ thích đùa vui vận động, có nhiều thói quen tốt giúp cho thân thể khỏe mạnh.
– Tạo cho trẻ có hứng thú với nhiều sở thích như: bơi lội, quan sát, đặt câu hỏi, đọc sách,…
– Trẻ biết thích những đồ vật đẹp, thích nghe âm nhạc, khiêu vũ, mỹ thuật từ đó sẽ biết nhiệt tình với cuộc sống, nhạy cảm với ngôn ngữ, hành vi.
– Giúp trẻ hình thành nên những phẩm chất tính cách tốt, bao gồm sự tự tin, dũng cảm, tự điều chỉnh cuộc sống, thích lao động, thích giao tiếp, quan tâm đến người khác…
4. Các Phương Pháp Giáo Dục Sớm Hiện Nay
Hiện nay đa số các bậc cha mẹ thường tìm hiểu và áp dụng 4 phương pháp giáo dục sớm cho con dưới đây:
– Phương pháp giáo dục sớm Montessori
Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ Montessori đã được xây dựng dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của một bác sỹ và cũng là một nhà giáo dục người Ý có tên Maria Montessori. Đây là phương pháp được xây dựng theo phương châm coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn.
– Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia
Phương pháp này có nguồn gốc từ thành phố Reggio Emila của nước Ý. Đây là một cách tiếp cận giúp trẻ tham gia vào phương pháp giáo dục sớm mà khi đó việc học của trẻ sẽ chuyển thành một tổ hợp thống nhất giữa cha mẹ – con – giáo viên. Trong đó cha mẹ vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển học tập của con không kém gì giáo viên.
– Hướng dẫn bố mẹ cách giáo dục sớm cho con
Các chuyên gia nghiên cứu khuyên bố mẹ nên áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, bố mẹ không nên nhầm lẫn giữa giáo dục sớm và giáo dục tri thức sớm cho trẻ mà quan trọng là tương tác thích hợp với trẻ.
– Hãy quan tâm đến cảm xúc của trẻ khi cùng nhau tham gia các trò chơi phát triển. Bố mẹ nên kiên trì trong quá trình hướng dẫn trẻ vì trẻ đang làm những điều tốt nhất vào thời điểm đó. Chỉ cần một lời động viên, khích lệ nhỏ đúng thời điểm cũng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần trẻ.
– Hãy khuyến khích trẻ tự khám phá thế giới xung quanh, trực tiếp tiếp xúc với những vật thể tự nhiên, để thể hiện chính bản thân trẻ, dẫn đến sự vận động của đại não và nảy nở hàng loạt hoạt động tư duy.
– Nhận thức thế giới xung quanh, phát triển trí tuệ phải thông qua các giác quan thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Vì vậy, bố mẹ dùng ngôn ngữ truyền bá cho trẻ tri thức sẵn có một cách có mục đích, có kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển của của trẻ. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của đại não và khai thác trí tuệ từ trẻ.